Khi Nào Nên Nhổ Răng Khôn Và Những Điều Cần Biết

Kiên
31/05/2022
Nội dung bài viếtRăng khôn là gì?Răng khôn có tác dụng gì?Khi nào nên nhổ răng khônNhổ răng khôn mọc lệchNhổ răng khôn mọc ngầmNhổ răng khôn bị sâuTrường hợp không nên nhổ răng khônQuy trình nhổ răng khôn tại Nha Khoa Quốc Tế Ruby DentalNhổ răng khôn bao nhiêu tiền?Những điều cần biết khi

Răng khôn có thật sự “khôn” như cái tên của nó câu trả lời là không mà nó còn gây ra nhiều phiền toán như đau nhức, xô lệch quai hàm mất thẩm mỹ,… Vì vậy nên nhiều người đã lựa chọn việc đi nhổ răng khôn nhưng việc này cũng nảy sinh ra những băn khoăn như  nhổ răng khôn có để lại hậu quả nào không, hay khi nào mới được nhổ răng khôn,… Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho quý khách những thông tin cần biết khi nhổ răng khôn một cách chi tiết nhất.

Khi Nào Nên Nhổ Răng Khôn Và Những Điều Cần Biết 17

Răng khôn là gì?

Răng khôn là chiếc răng cối lớn thứ ba hay còn được gọi là răng số 8 xuất hiện cuối cùng trong hàm và thường mọc ở người có độ tuổi từ 17 tuổi đến 25 tuổi, để đánh dấu sự trưởng thành về trí tuệ và thể chất. Con người chúng ta có 28 chiếc răng và thêm 4 chiếc răng khôn mọc sau cùng nữa là tổng cộng có 32 chiếc răng. 

Đây là thời điểm mà xương hàm cứng chắc hơn, mô mềm hay niêm mạc dày hơn nên răng khôn thường hay mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức kéo dài cho con người, thậm chí là sưng nướu, sốt cao, bỏ ăn, các bệnh lý về nha khoa,…

Răng khôn có tác dụng gì?

Khi Nào Nên Nhổ Răng Khôn Và Những Điều Cần Biết 18

Răng khôn do mọc muộn nhất nên chúng được mọc ở vị trí không thuận lợi làm cho con người gặp nhiều đau đớn, răng khôn không có chức năng nhai nhiều như những chiếc răng khác hay về mặt thẩm mỹ nên nhiều người muốn nhổ răng khôn đi.

Nhiều người còn cho rằng răng khôn là kẻ thù của cuộc đời mình và trước sau gì cũng đều muốn nhổ răng khôn, theo như kết quả điều tra của Tổ chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ ước tính rằng có khoảng 85% răng khôn bị nhổ bỏ.

Răng khôn mọc lên gây ra nhiều triệu chứng như viêm nhiễm, đau nhức khi mọc, tình trạng viêm nhiễm răng khôn kéo dài mà không được chữa trị đúng lúc sẽ gây ảnh hưởng đến những chiếc xăng xung quanh, phá hủy khung xương, dễ làm xô cả hàm răng.

Nhưng thực chất răng khôn mọc lên cũng có giá trị nhất định như:

  • Răng khôn mọc thẳng như các răng bình thường khác sẽ làm cho chức năng nhai nghiền thức ăn tốt hơn, hàm răng trở nên mạnh khỏe hơn.
  • Trường hợp nếu như bạn mất đi chiếc răng số 6 thì chiếc răng số 8 mọc lên là điều kiện khá thuận lợi để nha sĩ kéo răng tiến ra phía trước để lấp đầy khoảng trống, vị trí răng số 6 bị mất, răng số 7 sẽ thay cho răng số 6 còn răng khôn sẽ thay cho răng số 7.

Khi nào nên nhổ răng khôn

Không phải tất cả những ai mọc răng khôn đều đi nhổ bỏ mà chỉ nhổ răng khôn vào các trường hợp như:

Nhổ răng khôn mọc lệch

Răng khôn mọc lệch thường chiếm tỉ lệ đến 60%, răng khôn mọc lệch sẽ ảnh hưởng đến những chiếc răng lân cận nhất là răng số 7 gây ra các triệu chứng đau nhức, làm giảm chức năng ăn nhai của cả hàm răng, ăn không được, thậm chí là ảnh hưởng đến dây thần kinh, nhiễm trùng, sưng tẩy,… nên chúng ta cần phải đi nhổ răng khôn mọc lệch để tránh viêm nhiễm lây lan.

Răng khôn mọc lệch không được chữa trị xử lý kịp thời sẽ gây u nang xương hàm, gây rối loạn phản xạ và mất cảm giác ở môi, da, niêm mạc, sưng đau một bên mặt, phù đỏ quanh mắt.

Khi Nào Nên Nhổ Răng Khôn Và Những Điều Cần Biết 19

Nhổ răng khôn mọc ngầm

Răng khôn mọc ngầm bị lợi trùm, kẹt ở dưới nướu không trồi lên trên được, răng khôn mọc ngầm trong xương hàm hay mọc dưới nướu gây đau nhức, ê buốt răng dữ dội kéo dài đến vài tháng thậm chí là vài năm. Vì thế nên đi nhổ răng khôn mọc ngầm kịp thời để chấm dứt cơn đau dai dẳng kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt làm việc, ăn uống thường ngày.

Khi Nào Nên Nhổ Răng Khôn Và Những Điều Cần Biết 20

Nhổ răng khôn bị sâu

Răng khôn bị sâu sẽ gây nên tình trạng đau nhức dữ dội, không thể há miệng để ăn uống hằng ngày hay nói chuyện với người khác. Vi khuẩn ăn sâu vào bên trong thân của răng khôn sẽ làm cho phần tủy mềm đi và ăn lan xuống xương hàm, nướu hay lợi xung quanh thậm chí gây hoại tử. Vết sâu răng lâu ngày sẽ làm cho các răng kế cận cũng bị sâu theo dẫn đến phải nhổ bỏ toàn bộ.

Những cơn đau răng ê buốt dữ dội làm cho bạn không thể có một giấc ngủ ngon, ngủ không đủ giấc nên hay dễ cáu gắt, khó chịu, bứt rứt trong người. Thậm chí ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa, khi đau răng chúng ta không thể nhai được nên biếng ăn, nhai không kỹ có thể làm đau dạ dày.

Trường hợp không nên nhổ răng khôn

  • Răng khôn mọc thẳng như những răng bình thường, không gây các triệu chứng đau nhức hay bị kẹt giữa mô xương và nướu.
  • Người bệnh có các bệnh lý như đái tháo thường, tim mạch không ổn định, máu đông,…
  • Răng khôn không có bất thường về hình dạng.
  • Phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

Quy trình nhổ răng khôn tại Nha Khoa Quốc Tế Ruby Dental

Tại Nha Khoa Quốc Tế Ruby Dental khi nhổ răng khôn mọc ngang, mọc lệch, mọc ngầm hay răng khôn bị sâu cũng sẽ được thực hiện theo quy trình nhổ răng khôn gồm 5 bước đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, không gây đau nhức nhiều.

Bước 1: Thăm khám tư vấn và chụp X- quang cho răng khôn

Đây là bước đầu tiên và cũng khá quan trọng trong quy trình nhổ răng khôn tại nha khoa, nha sĩ sẽ thăm khám tình trạng hiện tại của răng khôn để xác định được mức độ tổn thương cũng như đau nhức, sau đó tiến hành chụp X- quang để có thể đánh giá chính xác nhất vị trí của răng khôn, kích thước cũng như hướng mọc.

Nha sĩ sẽ tư vấn thăm hỏi tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh để có phương án nhổ răng khôn cho phù hợp tránh những tình huống không may xảy ra.

Bước 2: Vệ sinh sát khuẩn răng miệng sạch sẽ

Khi đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về vấn đề sức khỏe mà nha sĩ đưa ra người bệnh sẽ được tiến hành chỉ định nhổ răng khôn. Nha sĩ sẽ vệ sinh làm sạch phần khoang miệng bằng nước súc miệng chuyên dùng đảm bảo an toàn sạch sẽ để không xảy ra các biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu kéo dài.

Bước 3: Nha sĩ sẽ tiến hành gây tê vị trí nhổ răng khôn

Thực hiện gây tê để người bệnh không cảm thấy đau nhức nhiều trong quá trình nha sĩ thực hiện nhổ răng khôn. Tiêm thuốc tê sẽ làm cho người bệnh có tinh thần thoải mái, yên tâm hơn thì quá trình nhổ răng khôn sẽ diễn ra nhanh chóng và an toàn.

Bước 4: Nha sĩ nhổ răng khôn ra

Sau khi đã gây tê nha sĩ sẽ dùng các phương pháp nhổ răng khôn mọc ngang, mọc lệch, mọc ngầm mà người bệnh đã lựa chọn ở bước 1 để tiến hành nhổ bỏ răng khôn. Trường hợp răng khôn khó nhổ thì có thể phải cắt xương hay chia nhỏ phần thân răng, chân răng để dễ dàng loại bỏ ra ngoài.

Bước 5: Khâu vết thương hoàn tất quá trình nhổ răng và hẹn lịch tái khám

Khi răng khôn đã bị loại bỏ hoàn toàn ra ngoài thì nha sĩ sẽ tiến hành khâu vết thương lại, vệ sinh làm sạch khoang miệng và kê thuốc uống cho bệnh nhân, dặn dò chăm sóc răng khôn sau khi nhổ răng cẩn thận để không làm nhiễm trùng vết thương.

Bệnh nhân lưu ý phải tái khám đúng hẹn theo như lịch nha sĩ đưa ra để thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm soát quá trình lành vết thương có xảy ra vấn đề nào hay không?

Khi Nào Nên Nhổ Răng Khôn Và Những Điều Cần Biết 21

Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền?

Nhổ răng khôn có đắt hay không và mức giá nhổ răng khôn bao nhiêu là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Phụ thuộc vào vị trí mọc của răng khôn, độ lệch hay tình trạng hiện tại của răng khôn mà sẽ có mức giá khác nhau. Chi phí nhổ răng khôn thường nằm trong khoảng từ 8.00.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi răng khôn.

Quý khách có thể tham khảo giá nhổ răng khôn trong các trường hợp dưới đây:

  • Giá nhổ răng khôn mọc lệch đối với mức độ lệch 30 độ là 1.000.000 đồng/ răng và đối với mức độ lệch 90 độ ngược vào phía trong xương hàm là 1.500.000 đồng/ răng.
  • Giá nhổ răng khôn hàm trên hoặc dưới thường có mức giá từ 1.200.000 đồng đến 5.000.000 đồng/ răng.
  • Mức giá nhổ răng khôn bị sâu từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng/ răng.
  • Mức giá nhổ răng mọc thẳng ở mức 8.00.000 đồng đến 1.500.000 đồng/ răng.
  • Chi phí nhổ răng khôn mọc ngầm đối với mức độ 1 là 3.000.000 đồng/ răng và đối với mức độ 2 là 5.000.000 đồng/ răng.

Phụ thuộc vào từng nha khoa mà sẽ có mức giá khác nhau, tuyệt đối không được tin vào những lời quảng cáo nhổ răng khôn với chi phí rẻ sẽ dễ mắc các bệnh về răng miệng, thậm chí là “ tiền mất tật mang” gây nguy hiểm cho con người. Giá nhổ răng còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, tay nghề của bác sĩ, tiền thuê mặt bằng,… nên sẽ có sự chênh lệch giữa các nha khoa.

Khi Nào Nên Nhổ Răng Khôn Và Những Điều Cần Biết 22

Những điều cần biết khi nhổ răng khôn

Khi Nào Nên Nhổ Răng Khôn Và Những Điều Cần Biết 23

Trước khi nhổ răng khôn nên 

Trước khi nhổ răng khôn nên ăn gì

Để quá trình nhổ răng khôn diễn ra thuận lợi và nhanh chóng bạn nên ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ, nên đi ngủ sớm không được thức quá khuya, ăn thêm nhiều trái cây, uống nhiều nước, không nên uống rượu bia, đồ uống có cồn hay các chất kích thích sẽ làm cho thuốc tê không có tác dụng, máu chảy nhiều.

Trước khi nhổ răng khôn nên làm gì

Quý khách nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn lây lan, báo rõ tình hình sức khỏe hiện tại đối với nha sĩ, lựa chọn tìm hiểu cơ sở nha khoa uy tín, nha sĩ có chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại để quá trình diễn ra an toàn. Người bệnh nên đi nhổ răng cùng người thân để có thể chăm sóc sau khi nhổ răng xong.

Mới nhổ răng khôn nên

Mới nhổ răng khôn nên ăn gì

Mới nhổ răng khôn xong nên ăn những món ăn như: thạch phô mát, trứng, táo xay, bột yến mạch, sữa chua, thực phẩm mềm,.. nên uống các đồ uống lỏng như sinh tố, nước ép hoa quả, rau củ, thức uống chứa nhiều protein, không nên ăn uống đồ quá nóng cũng như quá lạnh trong suốt 24 đến 48 giờ. Bổ sung thêm thịt bò, heo, cá tốt nhất là xay nhỏ hoặc hầm nhừ để tăng cường dưỡng chất cho cơ thể.

Mới nhổ răng khôn nên làm gì

Nhổ răng khôn xong tuyệt đối không được hoạt động mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, theo dõi kiểm soát việc chảy máu răng, sưng chân răng sau khi mới nhổ răng khôn. Không hút thuốc lá sẽ làm cho quá trình lành vết thương diễn ra chậm hơn, giảm đáp ứng miễn dịch.

Sau khi nhổ răng khôn nên 

Khi Nào Nên Nhổ Răng Khôn Và Những Điều Cần Biết 24

Ăn gì

Sau khi nhổ răng khôn xong nên ăn gì để nhanh lành vết thương là câu hỏi được đặc biệt quan tâm, trong 2 tuần đầu sau khi nhổ răng nên chế biến thức ăn thành dạng lỏng, dễ nuốt, đẩy nhanh quá trình phục hồi răng miệng nên ăn súp, cháo, sữa đậu nành, sữa chua không nên ăn đồ quá dai cũng như quá cứng, hạn chế đồ ăn cay nóng, chua và nhiều dầu mỡ.

Kiêng  gì

Hạn chế vận động mạnh, không nên uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn thực phẩm cay nóng,… Bên cạnh chế độ ăn uống thì bệnh nhân phải uống thuốc theo như đơn của bác sĩ kê ra, thường xuyên chườm túi lạnh bên ngoài má, xung quanh vị trí nhổ răng khôn, vệ sinh răng miệng cẩn thận bằng bàn chải lông mềm, kết hợp với chỉ nha khoa để lấy sạch thức ăn,

Nên làm gì khi răng gặp một số biến chứng như: nhiễm trùng, đau nhức, bị sưng

Nhổ răng khôn xong nếu không may gặp các biến chứng sau đây thì quý khách có thể thực hiện một số cách sau.

 Nhiễm trùng
  • Dùng nước muối súc miệng một cách nhẹ nhàng để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Đi đến gặp bác sĩ điều trị để có biện pháp can thiệp chữa trị kịp thời.
  • Sử dụng gel nha khoa để kiểm soát việc nhiễm trùng.
Đau nhức
  • Quý khách nên uống thuốc giảm đau nếu tình trạng đau nhức xảy ra dữ dội.
  • Chườm đá lạnh hay chườm nóng để giảm tình trạng sưng, xoa dịu cơn đau.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý.
Bị sưng
  • Uống thuốc, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Có chế độ nghỉ ngơi thư giãn hợp lí.
  • Dùng khăn ấm, khăn lạnh chườm lên vùng bị sưng.
  • Ăn thức ăn mềm không được nhai, cắn đồ ăn cứng.

Qua bài viết trên, quý khách có thể thấy việc nhổ răng khôn sẽ không hề phức tạp nếu lựa chọn đúng nha khoa uy tín, đội ngũ y bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao, thao tác cẩn thận và đúng kỹ thuật sẽ giúp quý khách loại bỏ được chiếc răng khôn gây đau nhức.

Hy vọng những thông tin hữu ích trên mà Ruby Dental chia sẻ sẽ giúp quý khách hiểu rõ hơn về việc nhổ răng khôn, tác dụng của răng khôn, quy trình nhổ răng khôn diễn ra như thế nào và cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn một cách chuẩn nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *