Có nên niềng răng không? Trường hợp nào quyết định bạn nên niềng?

Kiên
21/04/2022
Nội dung bài viết1.Niềng răng là gì?2.Có nên niềng răng không?2.1 Cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt.2.2 Cải thiện khớp cắn.2.3 Cải thiện phát âm.2.4 Phòng tránh các bệnh lý về răng miệng.3.Trường hợp nào quyết định bạn nên niềng?3.1 Răng hô, vẩu.3.2 Răng không đều, khấp khểnh, mọc quá nhiều và chen chúc. 3.3 Mặt

Ông cha ta ngày xưa có câu “Cái răng cái tóc là góc con người” thể hiện tầm quan trọng của răng, tóc đối với vẻ bề ngoài. Nếu như thời xưa cha mẹ sinh ra làm sao thì nên vậy, bây giờ đa số mọi người lựa chọn can thiệp thẩm mỹ để giúp mình trở nên ưa nhìn hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ tự tin và sự hiểu biết, can đảm để can thiệp các phương pháp thẩm mỹ.

Nhiều người vẫn luôn đặt ra các nghi vấn như có nên niềng răng không? Trường hợp của mình có thể niềng được không?. Để có câu trả lời chi tiết cho những thắc mắc ấy, mời các bạn tham khảo thông tin trong bài viết sau đây. 

1.Niềng răng là gì?

Trước khi đi đến quyết định có nên niềng răng không? Bạn phải chắc chắn rằng đã tìm hiểu kỹ niềng răng là gì? 

Niềng răng một phương pháp hiệu quả giúp lấy lại nụ cười tự tin

Niềng răng hay còn gọi là nẹp răng, là một phương pháp sử dụng khí cụ nha khoa chuyên dụng để dịch chuyển răng theo mong muốn, điều chỉnh hàm răng không đều đặn, mất thẩm mỹ trở nên cân đối. Niềng răng là phương pháp được áp dụng để cải thiện những khuyết điểm của hàm răng.

Niềng răng sẽ mất một khoảng thời gian nhất định mới cho kết quả. Thông thường kéo dài từ 1 cho tới 3 năm, có thể kéo dài thời gian hơn nữa. Thời gian thực hiện niềng răng phụ thuộc vào cơ địa của từng người, phương pháp niềng và cả độ chênh lệch cần cải thiện của hàm răng.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng đang được thực hiện. Ví dụ như: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài trong, niềng răng trong suốt INVISALIGN, niềng răng không mắc cài CLEAR ALIGNER.

2.Có nên niềng răng không?

Trên thực tế, có rất nhiều người đã niềng răng thành công, họ đã nhận về rất nhiều lợi ích từ việc niềng răng. Sau đây sẽ là một vài lợi ích điển hình: 

2.1 Cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt.

Lợi ích đầu tiên chúng ta có thể trông thấy sau khi niềng răng, thậm chí ngay trong quá trình niềng là sự cải thiện về thẩm mỹ gương mặt. Có không ít trường hợp nhờ niềng răng mà nâng tầm nhan sắc, thay đổi hoàn toàn diện mạo. 

niềng răng Cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt

Quá trình niềng răng giúp cải thiện hàm hô, vẩu, điều chỉnh sự lệch lạc của răng, giúp cho khuôn miệng trở nên cân đối. Thậm chí niềng răng còn giúp cải thiện mặt lệch, làm cho gương mặt trở nên hài hòa hơn. Từ đó bạn sẽ có một nụ cười tự tin và trở nên xinh đẹp hơn.

Niềng răng để được thay đổi diện mạo, thăng hạng nhan sắc, tự tin hơn trong cuộc sống. Bạn cảm thấy có nên niềng răng không?

2.2 Cải thiện khớp cắn.

Lệch khớp cắn phải can thiệp nha khoa để điều chỉnh không phải là trường hợp hiếm gặp. Khi lệch khớp cắn chức năng nhai sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì khớp cắn không khớp nhau mà việc ăn uống cũng gặp khó khăn hơn người bình thường. 

Lệch khớp cắn về lâu dài có thể gây nên các vấn đề về sức khỏe như bệnh dạ dày, bệnh về đường tiêu hóa do chức năng nhai kém, nhai không kỹ. Bên cạnh đó lệch khớp cắn cũng có thể là nguyên nhân khiến gương mặt của bạn thiếu cân đối, mất thẩm mỹ.

niềng răng cải thiện khớp cắn

        Khớp cắn hở được điều chỉnh sau quá trình niềng răng

Niềng răng giúp điều chỉnh khớp cắn về đúng vị trí. Không chỉ giúp thoải mái trong việc ăn uống, còn cải thiện chức năng nhai, từ đó chất lượng của việc ăn uống được nâng cao. Như vậy thì có nên niềng răng không? Nếu như bạn đang gặp vấn đề về khớp cắn thì đừng do dự nữa hãy lựa chọn niềng răng ngay. Vừa cải thiện thẩm mỹ lại tránh được các vấn đề về sức khỏe sau này. 

2.3 Cải thiện phát âm.

Ngoài thanh quản thì răng, môi và lưỡi cũng là những yếu tố chi phối âm thanh, giọng nói của bạn. Khi hàm răng của bạn gặp các vấn đề không được điều chỉnh, phát âm của bạn có thể sẽ mang những nhược điểm như nói không chuẩn, lỗi âm đầu hoặc lỗi âm đệm.

Niềng răng giúp cân đối khuôn miệng, khiến việc phát âm dễ dàng hơn. Đồng thời các lỗi phát âm ban đầu cũng sẽ được khắc phục hiệu quả. 

2.4 Phòng tránh các bệnh lý về răng miệng.

Khi sở hữu một hàm răng lệch lạc, khấp khểnh sẽ rất dễ mắc lại thức ăn sau khi dùng bữa. Tỷ lệ đọng lại thức ăn trên răng cao hơn nhiều lần so với một hàm răng bình thường, đều đặn. 

Hơn nữa, răng không đều sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Đây là điều kiện thuận lợi để hình thành các mảng bám, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. 

niềng răng Phòng tránh các bệnh lý về răng miệng

Răng mọc không đều dễ gặp phải các bệnh lý về răng miệng.

Hiển nhiên là với các lý do trên, răng sẽ dễ dàng gặp các bệnh lý như: sâu răng, viêm nướu, hôi miệng… Tránh được các bệnh lý trên không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí điều trị còn tự tin hơn với hàm răng của mình.

Can thiệp nha khoa, sử dụng phương pháp niềng răng, điều chỉnh lại hàm răng sẽ khác phục hết vấn đề trên. Chẳng còn lý do gì để bạn phải đắn đo ” có nên niềng răng không?” đúng không nào? 

 

3.Trường hợp nào quyết định bạn nên niềng?

Bạn đang băn khoăn không biết trường hợp của mình có nên niềng răng không? Với tình trạng răng của mình niềng răng có hiệu quả hay không? Đừng lo lắng quá, hầu hết tình trạng răng kém thẩm mỹ đều có thể khắc phục bằng phương pháp niềng răng. Sau đây sẽ là một vài trường hợp nên niềng răng để lấy lại nụ cười tự tin. 

3.1 Răng hô, vẩu.

Có nên niềng răng không? Trường hợp nào quyết định bạn nên niềng? 6

Trường hợp răng hô, vẩu nên niềng răng.

Răng hô hay còn gọi là răng vẩu đây là tình trạng răng hàm trên nhô ra nhiều so với hàm dưới. Răng mọc chìa ra khiến gương mặt chịu nhiều ảnh hưởng. Nhiều trường hợp hô nặng, rằng chìa ra khỏi môi không thể khép chặt miệng. 

Vậy răng hô có nên niềng răng không? Ngoài mất thẩm mỹ, đây còn là một bệnh lý về khớp cắn. Hàm không nằm đúng vị trí dẫn đến khó khăn trong việc nhai nuốt. Hệ lụy lâu dài, răng bị bào mòn do vị trí chịu lực không đúng khi nhai. 

Chắc chắn khi nằm trong trường hợp răng hô, răng vẩu bạn sẽ được bác sĩ nha khoa khuyên niềng răng càng sớm càng tốt. Tình trạng răng này có đặc thù, răng sẽ ngày càng hô theo thời gian. Nếu không được can thiệp kịp thời, khi bạn càng nhiều tuổi tình trạng hô sẽ càng nặng. 

3.2 Răng không đều, khấp khểnh, mọc quá nhiều và chen chúc. 

Có nên niềng răng không? Trường hợp nào quyết định bạn nên niềng? 7

Trường hợp răng mọc chen chúc mất thẩm mỹ nên niềng răng

 Răng không đều, khấp khểnh, răng mọc lung tung không theo hàng, chiếc nhô ra , chiếc thụt vào có thể là từ các lý do: răng quá to so với hàm, răng mọc ngầm, răng mọc thừa, thay răng sữa quá sớm…

Ngoài không được đẹp mắt tình trạng răng này còn khiến chúng ta khó khăn trong việc giữ vệ sinh răng miệng. Có trường hợp răng quá nhiều mọc chen chúc hoặc mọc ngang khiến hàm răng lệch lạc, dễ dàng hình thành các mảng bám.

Bởi đặc điểm nhấp nhô không theo hàng lối, răng có nhiều điểm bám, tạo điều kiện để thức ăn mắc lại trên răng, lại khó vệ sinh, rất dễ gây mùi hôi, sâu răng, viêm nướu…

Chính vì vậy, nếu gặp phải tình trạng răng hô, vẩu bạn hãy cố gắng niềng răng sớm nhất để kết thúc những nhược điểm gây mất tự tin trên.

3.3 Mặt lệch,khớp cắn lệch.

Có nên niềng răng không? Trường hợp nào quyết định bạn nên niềng? 8

Ví dụ điển hình trường hợp lệch khớp cắn dẫn đến mặt lệch.

 Mặt lệch có nên niềng răng không? Có cải thiện được tình trạng mặt lệch không?

Thông thường mặt lệch có rất nhiều nguyên do như: do bẩm sinh, do thói quen sinh hoạt, do di chứng…

Trong trường hợp mặt lệch do lệch khớp cắn, răng mọc không đều gây nên, thì niềng răng chính là giải pháp hữu hiệu nhất.

 Với một hàm răng bình thường, hai hàm đúng vị trí, khớp cắn sẽ cân đối, tiếp xúc ở trạng thái nghỉ sẽ có ⅓ răng hàm trên bao trùm lên răng hàm dưới. Có sự tương quan giữa hàm trên và hàm dưới cân xứng. Răng lệch khớp cắn mất đi sự tương quan giữa hàm trên và hàm dưới, không cân xứng với nhau. 

Lệch khớp cắn có rất nhiều dạng như: khớp cắn ngược, khớp cắn sâu, khớp cắn chéo, khớp cắn hở… gây nên nhiều tác hại nghiêm trọng. Một trong những tác hại từ lệch khớp cắn chính là dẫn tới tình trạng mặt lệch. 

3.4 Răng thưa, mọc cách xa nhau.

Răng thưa, răng mọc cách xa nhau thường đi kèm với một số tình trạng như răng yếu, dễ lung lay. Khoảng cách giữa các răng lớn khiến việc ăn uống gặp khá nhiều bất tiện vì thức ăn thường xuyên mắc vào kẽ răng. Bên cạnh đó làm mất tự tin khi cười, làm ảnh hưởng tới việc phát âm. 

 

Có nên niềng răng không? Trường hợp nào quyết định bạn nên niềng? 9

Răng thưa gây mất thẩm mỹ

 

Trường hợp răng thưa, mọc cách xa nhau không khó để khắc phục. Răng thưa thường sẽ không cần phải nhổ răng, đây là một trong những tình trạng răng dễ dàng sử lý và có chi phí thực hiện thấp nhất.  Thời gian niềng răng để khắc phục tình trạng này cũng rất ngắn, chỉ từ 6 tới 12 tháng là đã cho kết quả hoàn thiện. 

 3.5 Hàm móm , hàm dưới nhô ra so với hàm trên.

Hàm móm cũng là một bệnh lý khớp cắn, hàm dưới chìa ra khiến mặt bị tình trạng lưỡi cày, vừa mất thẩm mỹ, vừa ảnh hưởng chức năng nhai. Tình trạng hàm móm lâu dài còn dẫn đến việc giảm tuổi thọ của răng, răng có thể bị rụng sớm, bị hỏng. 

 

Có nên niềng răng không? Trường hợp nào quyết định bạn nên niềng? 10

Ảnh minh họa hàm móm

Các trường hợp hàm móm sau khi niềng răng chỉnh hàm thường cho kết quả thay đổi bất ngờ về diện mạo. Không cần can thiệp dao kéo cũng có thể giúp bạn thay đổi ngoạn mục, trở nên xinh đẹp hơn. 

Tùy vào từng trường hợp, từng vấn đề hàm răng đang gặp phải, các bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra các tư vấn cụ thể: có phải nhổ răng hay không? phác đồ điều trị ra sao? Nên lựa chọn hình thức niềng nào là phù hợp? Thời gian niềng là bao lâu?…

Xem thêm: Tác dụng của niềng răng

4. Độ tuổi vàng để niềng răng?

Các bác sĩ nha khoa đưa ra lời khuyên về thời điểm nên can thiệp chỉnh nha, cố định răng là vào khoảng 2 năm sau khi dậy thì. Đây được coi là độ tuổi vàng để niềng răng. Thời kỳ này xương hàm còn đang phát triển, dễ dàng điều chỉnh đưa răng về đúng vị trí như mong muốn. Thông thường độ tuổi thích hợp sẽ là từ khoảng 12 – 16 tuổi. 

Tuy nhiên để xác định thời kỳ niềng răng thích hợp nhất của mỗi người, cần được bác sĩ nha khoa kiểm tra và tư vấn cụ thể. Thời điểm dậy thì, cơ thể còn đang phát triển, có nhiều lợi thế như chỉnh hàm móm, điều chỉnh răng mọc chen chúc mà không cần phải nhổ răng. Thời gian điều chỉnh, uốn nắn cũng nhanh hơn so với những độ tuổi lớn, răng đã phát triển cố định. 

Lời kết .

Niềng răng có thể đem đến nhiều lợi ích, xóa tan nỗi mặc cảm, trả lại cho bạn một nụ cười tự tin. Hơn hết niềng răng là một phương pháp thẩm mỹ an toàn, hiệu quả cao. Hy vọng rằng thông tin được Ruby Dental chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đánh bay những nghi ngờ về câu hỏi có nên niềng răng không? 

Chúc bạn sẽ có một nụ cười đẹp, tươi sáng và tự tin! 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *