Khi nào nên nhổ răng hàm?

Kiên
31/05/2022
Nội dung bài viếtRăng hàm là gì?Khi nào nên nhổ răng hàm?Nhổ răng hàm có đau không? Có nguy hiểm không?Nhổ răng hàm có đau không?Nhổ răng hàm có nguy hiểm không?Các phương pháp nhổ răng hàm hiện nayPhương pháp truyền thống:Máy nhổ răng siêu âmNhững lưu ý sau khi nhổ răng hàm Vì một

Vì một số nguyên nhân bệnh lý hoặc thẩm mĩ mà nhiều người phải thực hiện việc nhổ răng hàm như: sâu răng, răng mọc lệch.

Vậy việc nhổ răng hàm liệu có nguy hiểm không và khi nào thì nên nhổ răng hàm?

Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Khi nào nên nhổ răng hàm? 11

Răng hàm là gì?

Răng hàm thuộc cung hàm, là răng ngoài việc giữ vai trò cắn, xé, và nghiền thức ăn thì còn có vai trò quan trọng trong việc tạo sự cân đối, thẩm mĩ cho khuôn mặt.

Nhóm răng hàm gồm có răng hàm nhỏ và răng hàm lớn. Một người trưởng thành sẽ có 20 chiếc răng hàm

Cấu tạo của răng hàm gồm có phần thân và chân răng. Bởi giữ vai trò quan trọng nên răng hàm có từ 2-4 chân răng nằm sâu dưới lợi, bám chặt xương hàm.

Chức năng của răng hàm:

        Cắn, xé, nghiền nhỏ thức ăn.

        Bảo về phần xương hàm, tạo sự hài hòa, cân đối cho khuôn mặt.

        Răng hàm cũng đóng góp vai trò quan trọng vào việc phát âm. Nếu bị khuyết răng hàm hoặc khoảng cách giữa các răng hàm lớn sẽ khiến âm thanh phát ra không được rõ và tròn tiếng.

Răng hàm giữ nhiều vai trò quan trọng là vậy , tuy nhiên ngày nay có rất nhiều người vì nhiều lý do mà phải thực hiện việc nhổ răng hàm. Một số nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến đó là:

        Chăm sóc vệ sinh răng miệng kém: việc chăm sóc vệ sinh răng miệng không cẩn thận dẫn đến răng bị sâu. Trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến xương hàm và răng bên cạnh, bắt buộc bác sĩ phải chỉ định nhổ răng hàm bị sâu

        Thiếu dinh dưỡng: Nghe thì có vẻ vô lý nhưng thực tế là chế độ ăn của một số người có thể bị thiếu canxi, việc này dẫn đến răng bị yếu , giòn và dễ vỡ.

        Thói quen sinh hoạt: Men và tủy răng sẽ bị tổn thương mạnh nếu bạn thường xuyên sử dụng các đồ uống có ga, nước ngọt hay đồ ăn đồ uống quá nóng, quá lạnh, có tính axit cao…

        Yếu tố bệnh lý: Đối với một số người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, ung thư xương … có thể dẫn tới rụng răng sớm.

        Tai nạn: Không ít trường hợp do tai nạn, những va đập vật lý dẫn đến chấn thương hàm và gẫy, sứt, mẻ, vỡ răng.

Khi nào nên nhổ răng hàm?

Khi nào nên nhổ răng hàm? 12

Nhổ răng hàm sẽ là giải pháp cuối cùng nếu các biện pháp khác không còn hiệu quả đối với tình trạng răng của bạn nữa.

Một số trường hợp, bạn sẽ được bác sỉ chỉ định nhổ răng hàm đó là:

        Răng bị sâu nặng: Trường hợp răng bị sâu nặng, có thể lan ra và ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, đồng thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới xương hàm thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng hàm bị sâu.

        Mọc răng khôn: Răng khôn là răng thuộc cung hàm nằm ở vị trí số 8, nó không có chức năng gì và thường mọc rất lộn xộn bất thường gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Và trong trường hợp nó gây hại cho sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn.

        Bệnh lý về răng miệng: Răng hàm có thể mắc các vấn đề bệnh lý như viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu .. khiến nướu bị lỏng, ko bám chặt vào chân răng. Sau khi điều trị và không cải thiện được thì bác sĩ cũng sẽ chỉ định loại bỏ.

        Răng mọc lệch, thừa, sai vị trí mà không thể can thiệp để cải thiện tình trạng được

Nhổ răng hàm có đau không? Có nguy hiểm không?

Khi nào nên nhổ răng hàm? 13

Nhổ răng hàm có đau không?

Răng hàm thường có từ 2-4 chân răng. Trước khi tiến hàng nhổ răng hàm, bác sĩ sẽ thăm khám và chụp x-quang để kiểm tra tình trạng răng miệng cũng như số chân răng để có phương pháp mổ phù hợp.

Sau đó, tại vùng răng hàm cần nhổ bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê.  Nhờ việc tiêm gây tê mà quá trình nhổ răng sẽ nhẹ nhàng và bớt cảm giác đau đớn hơn.

Nhổ răng hàm thường chỉ mất 10-15 phút. Sau khi nhổ, bạn có thể cảm thấy hơi ê buốt răng  từ 1-2 giờ do đã hết thuốc tê.

Nếu vẫn đau nhiều, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau vào đơn thuốc.

Bác sĩ sẽ có các biện pháp để giảm sự khó chịu và đau đớn cho bệnh nhân cả trong và sau khi nhổ răng hàm. Nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Nhổ răng hàm có nguy hiểm không?

Việc nhổ răng hàm trước hết sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống. Việc chăm sóc vệ sinh răng miệng cũng cần phải để ý và cẩn thận hơn. Đồng thời cũng ít nhiều ảnh hưởng tới thẩm mĩ của hàm răng và tổng thể khuôn mặt.

Hơn nữa, cấu tạo của răng hàm khá phức tạp nên nếu việc nhổ răng hàm không chuẩn xác và cẩn thận có thể để lại biến chứng nguy hiểm:

        Chảy nhiều máu kéo dài, mất máu và nguy hiểm tính mạng. Chảy máu là hiện tượng thường gặp sau nhổ răng hàm, nhưng nếu chảy nhiều thì bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ theo dõi.

        Nhiễm trùng từ dụng cụ y tế không được đảm bảo sạch khuẩn. Sau khi nhổ răng hàm, phản ứng thông thường là sưng đau. Nhưng nếu sưng đau nhiều ngày và không giảm thì khả năng vết thương bị nhiễm trùng, bệnh nhân cần nhanh chóng đến cơ sỏ y tế để được bác sĩ kiểm tra lại vết mổ.

        Gãy xương hàm: Nếu việc nhổ răng hàm thực hiện sai kĩ thuật, khiến xương hàm bị tổn thương , bệnh nhan sẽ cảm thấy đau khớp hàm đến mức không há mồm ra được. Bạn cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.

        Dây thần kinh bị tổn thương: Răng hàm tiếp giáp với nhiều mạch máu và dây thần kinh. Vì vậy, việc nhổ răng hàm cần phải thực hiện hết sức cẩn thận và đúng kĩ thuật để không bị ảnh hưởng đến các dây thần kinh.

Tuy nhiên, ngày nay với sự tiến bộ của khoa học cũng như y học. Thiết bị y tế hiện đại cộng với kĩ thuật và tay nghề chuyên sâu của các Y bác sĩ sẽ hạn chế được tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu cơ sở nha khoa uy tín, trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ nha sĩ có chuyên môn, kĩ thuật cao.

Khi nào nên nhổ răng hàm? 14

Bài liên quan: Nhổ răng cấm có nguy hiểm không? 

Các phương pháp nhổ răng hàm hiện nay

Phương pháp truyền thống:

Phương pháp này có chi phí rẻ do sử dụng công cụ đơn giản : dùng dao rạch nướu, và đưa răng ra ngoài bằng kìm và bẩy, sau đó sát khuẩn và khâu vết thương lại. Đây là phương pháp thô sơ, khả năng gây đau cao và chảy máu nhiều. Nếu sử dụng dụng cụ sát khuẩn không đảm bảo có thể dẫn đến nhiễm trùng vết thương.

Máy nhổ răng siêu âm

Là phương pháp sử dụng sóng siêu âm để làm đứt dây chằng và đưa răng hàm ra ngoài một cách nhẹ nhàng và đơn giản. Sau đó, các mạch máu cũng nhanh chóng được sóng siêu âm khóa lại giảm tối đa khả năng vết mổ sưng viêm.

Máy nhổ răng siêu âm mang đến một phương pháp hiện đại không hề gây đau đớn, không bị chảy máu nhiều và đặc biệt không để lại biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

Những lưu ý sau khi nhổ răng hàm

Cầm máu vết thương và giảm sưng, đau

Sau khi nhổ răng hàm bạn nên thay bông gạc 30-45p/ lần. có thể chườm đá lạnh để giảm sưng đau hoặc dùng thuốc giảm đau theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Khi nào nên nhổ răng hàm? 15

Chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng hàm

Để vết mổ nhanh hồi phục, giảm sự vận động của cơ hàm dễ gây tổn thương cho vùng răng đã bị khuyết thì bệnh nhân nên ăn các món ăn mền như : cháo, súp … Tránh các món ăn cứng, lạnh dễ làm tổn thương răng hoặc có tính bào mòn cao như nước ngọt có ga.

Nên bổ sung thức ăn giàu vitamin, omega 3, chất xơ , đạm để vết thương nhanh bình phục.

Để ý việc vệ sinh chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng hàm: súc miệng nước muối ấm để sát khuẩn, đánh răng nhẹ nhàng hoặc có thể tạm thời bỏ qua việc này nếu răng bị chảy nhiều máu và sưng to.

Uống thuốc theo đơn và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ

Bạn nên uống thuốc đầy đủ theo đơn thuốc của bác sĩ để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng và giảm sưng,

Đồng thời nên tái khám theo lịch hẹn để được bác sỉ kiểm tra cẩn thận tình trạng răng miệng sau khi nhổ răng hàm.

Đặc biệt, răng hàm sau khi nhổ sẽ không mọc lại. bạn nên tìm hiểu cơ sở nha khoa uy tín để được các bác sĩ tư vấn trồng răng lại ngay. Nếu để trống quá lâu sẽ ảnh hưởng đến việc nhai cũng như thẩm mĩ khuôn mặt. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến dây thần kinh gây ra một số vấn đề như:

        Đạu dạ dày do thiếu răng, thức ăn không được nhai kĩ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như đường ruột.

        Tổn thương nướu: vùng nướu trống răng chịu sự tác động mạnh của các loại thức ăn cứng dễ bị tổn thương, đau, rát.

        Lão hóa: vùng răng bị trống sẽ khiến các cơ hàm bị chảy xệ, dẫn đến lão hóa sớm.

        Bệnh lý răng miệng: các vùng răng trống sẽ tạo chỗ ẩn nấp cho các loại vi khuẩn gây ra tình trạng hôi và viêm nhiễm.

Hiện nay, với sự phát triển của y học, các phương pháp cấy ghép răng mang đến rất nhiều ưu điểm như:

        Không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt cũng như việc ăn uống và vệ sinh.

        Không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh mà chỉ tác động trực tiếp lên vùng răng đã mất.

        Màu răng như thật tạo cảm giác tự nhiên

Hi vọng bài viết này cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho độc giả về nhổ răng hàm. Nha Khoa Quốc Tế Ruby Dental chúc bạn tìm được cơ sở uy tín để có hàm răng chắc khỏe và thẩm mĩ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *