Nhổ răng cấm có nguy hiểm không?

Kiên
31/05/2022
Nội dung bài viếtTrường hợp nào cần nhổ răng cấm?Trường hợp không nên nhổ răng cấmCó nên nhổ răng cấm bị sâu không?Nhổ răng cấm có nguy hiểm không? Có đau không?Nhổ răng cấm có nguy hiểm không?Nhổ răng cấm có đau không?Quy trình nhổ răng cấmNhổ răng cấm bao nhiêu tiền?Nên làm gì sau

Răng cấm thuộc nhóm răng cung hàm, có thân to, mặt nhai rộng và chức năng chủ yếu nhai và nghiền thức ăn.

Tính từ ngoài vào thì răng cấm nằm vị trí thứ 6 và 7.Điều đặc biệt là loại răng này chỉ mọc đúng 1 lần ở độ tuổi từ 6-8 tuổi. Nên việc chăm sóc và bảo vệ răng cấm rất quan trọng.

Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà chúng ta bắt buộc phải nhổ răng cấm thì liệu răng cấm nhổ được không? có vấn đề gì không? Nhổ răng cấm có nguy hiểm không và có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không?

Mời bạn đọc cùng Ruby dental tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trường hợp nào cần nhổ răng cấm?

Răng cấm là những răng có chức năng quan trọng nên thường sẽ được ưu tiên bảo vệ và giữ gìn.

Tuy nhiên, cũng bởi vì giữ chức năng quan trọng nên răng cấm thường sẽ gặp nhiều vấn đề dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng như:

        Sâu răng quá nặng, viêm tủy răng, áp xe …  không thể phục hồi hay can thiệp bằng các phương pháp trám hay bọc sứ.

        Răng bị tác động cơ học quá mạnh như: tai nạn, va đập, bị sứt mẻ … không thể phục hồi được.

Việc nhổ răng cấm trong một số trường hợp sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe, nên trước khi quyết định nhổ răng cấm bạn cần có sự thăm khám kĩ càng của bác sĩ chuyên khoa.

Nhổ răng cấm có nguy hiểm không? 11

Trường hợp không nên nhổ răng cấm

Răng cấm là loại răng luôn được ưu tiên bảo vệ và giữ gìn, phục hồi.

Bởi vậy, một số trường hợp nếu chưa quá nghiêm trọng hoặc có thể can thiệp để bảo tồn răng bằng các phương pháp khác thì sẽ được các bác sĩ ưu tiên sử dụng thay vì chỉ định nhổ răng cấm.

Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân có vấn đề sức khỏe mà việc nhổ răng cấm có thể gây tổn thương cơ thể và ảnh hưởng sức khỏe thì sẽ phải tạm hoãn nhổ răng cấm, ví dụ như:

        Bệnh nhân mắc các bệnh về máu, máu không đông…hoặc thường xuyên phải sử dụng thuốc chống đông.

        Bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, ác tính …

        Bệnh nhân đang điều trị các vấn đề răng miệng, nhiễm trùng.

        Bệnh nhân chưa hoàn toàn bình phục

        Phụ nữ có thai hoặc đang đến kì kinh nguyệt.

Có nên nhổ răng cấm bị sâu không?

        Khi răng cấm của bạn bị sâu, nếu tình trạng không quá nghiêm trọng có thể chữa trị để khắc phục thì nên thăm khám bác sĩ để có phương pháp chữa trị, một số phương pháp có thể áp dụng đối với răng cấm bị sâu nhẹ như sau:

  •       Trám răng: Bác sĩ sẽ nạo vết sâu và bít lỗ sâu bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng. Việc này giống như việc tạo ra một lớp bảo vệ răng khỏi những vi khuẩn , hạn chế việc sâu răng về sau.
  •       Chữa trị tủy: răng cấm sâu dẫn đến viêm tủy, hoại tử thì phải dùng biện pháp lấy tủy răng. Sau khi lấy tủy và làm sạch răng thì tiến hành tiếp trám hoặc bọc sứ.

        Trường hợp phải nhổ thì nên trồng lại răng mới ngay để đảm bảo vai trò nhai nghiền của nó.

Nhổ răng cấm có nguy hiểm không? 12

Nhổ răng cấm có nguy hiểm không? Có đau không?

Nhổ răng cấm có nguy hiểm không?

Do ở khu vực răng cấm tập trung nhiều mạch máu cũng như dây thần kinh nên việc nhổ răng cấm có thể làm ảnh hưởng đến thần kinh của người bệnh. Đó cũng chính là vấn đề thắc mắc của nhiều người và tạo nên tâm lý lo lắng khi quyết định nhổ răng cấm.

Đối với việc nhổ răng cấm hàm trên, nhiều người thường hay lo lắng việc bị khuyết một vị trí vĩnh viễn sẽ gây ra tình trạng các răng còn lại bị xô lệch khiến khuôn mặt của bệnh nhân có thể bị hóp má, khiến da chảy xệ và già trước tuổi.

Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học cũng như sự tiến bộ của y học ngày nay thì những ảnh hưởng của việc nhổ răng cấm để lại đã được khắc phục rất nhiều.

Bệnh nhân có thể yên tâm nếu tình trạng của mình bắt buộc phải nhổ răng cấm.

Nhưng bạn cũng cần lưu ý khi nhổ răng cấm đó là phải tìm hiểu và chọn cho mình một cơ sở uy tín cùng với nha sĩ có chuyên môn tay nghề cao.

Nhổ răng cấm có đau không?

Vì khu vực răng cấm tập trung nhiều mạch máu và dây thần kinh nên nếu như với kĩ thuật rạch – tách nướu bằng dụng cụ y tế như trước đây sẽ làm chảy nhiều máu và gây ra đau đớn.

Trường hợp răng cấm của bạn mọc lệch thì việc nhổ sẽ có phần phức tạp hơn so với răng mọc thẳng.

Tuy nhiên, hiện nay nền y học tiên tiến hơn rất nhiều, việc điều trị răng cũng như các phương pháp, kĩ thuật chỉnh nha hiện đại sẽ giúp bệnh nhân nhổ răng cấm an toàn và ít để lại biến chứng.

Sau khi nhổ, thuốc tê hết thì việc có cảm giác đau từ 5-7 ngày là bình thường. Bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau để hỗ trợ bạn thời gian này.

Nhổ răng cấm có nguy hiểm không? 13

Quy trình nhổ răng cấm

Quy trình nhổ răng cấm thường sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ y tế gồm các bước  sau:

        Đầu tiên là phải thăm khám Bác sĩ và làm các thủ tục cần thiết như chụp X-quang.

Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng, chụp X- quang để xem xét cụ thể tình trạng răng cấm cần nhổ.

Đồng thời , để đảm bảo việc nhổ răng cấm được an toàn, Bác sĩ cũng sẽ tham khảo về tình hình sức khỏe, tình trạng tiểu sử bệnh lý cụ thể của bệnh nhân, các loại thuốc đang dùng ( nếu có) …

        Tiếp theo là tiến hành sát khuẩn và gây tê:

Trước khi vào ca mổ, răng miệng phải được vệ sinh và sát khuẩn. Sau đó, để giảm sự đau đớn cho bệnh nhân trong quá trình mổ thì bác sĩ sẽ gây tê cùng răng cấm cần nhổ.

        Sau khi gây tê sẽ tiến hành nhổ răng cấm:

Bác sĩ sẽ tiến hành lấy răng cấm ra bằng các thiết bị nha khoa chuyên dụng. Vết mổ sẽ được khâu lại bằng chỉ tự tiêu hoặc chỉ khâu y tế chuyên dụng.

Nếu vết thương nhỏ, có thể không cần may.

        Nhổ răng cấm xong, bác sĩ sẽ kiểm tra lại một lần nữa và hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc và những lưu ý sau khi nhổ.

Nhổ răng cấm bao nhiêu tiền?

Mức chi phí cho mỗi lần nhổ răng cấm có thể tùy vào từng cơ sở, tùy vào chính sách cũng như những dịch vụ đi kèm khác nhau sẽ có mức giá khác nhau.

Nhưng thường sẽ có mức giá dao động từ 500.000 – 2.500.000 đồng cho một răng.

Bảng giá dịch vụ giữa các cơ sở sẽ có sự chênh lệch, ví dụ:

Răng mọc thẳng: 300.000 – 1000.000 đồng

Răng mọc lệch: 800.000 – 2.500.000 đồng

Các dịch vụ đi kèm như thăm khám, tư vấn hay chụp x-quang sẽ được miễn phí.

Nhổ răng cấm có nguy hiểm không? 14

Đọc tiếp: Khi nào nên nhổ răng hàm

Nên làm gì sau khi nhổ răng cấm?

Cầm máu vết thương và giảm sưng, đau

Bạn nên thay bông gạc 30-45p/ lần. có thể chườm đá lạnh để giảm sưng đau hoặc dùng thuốc giảm đau theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng cấm

Để vết mổ nhanh hồi phục, giảm sự vận động của cơ hàm dễ gây tổn thương cho vùng răng cấm đã bị khuyết thì bệnh nhân nên ăn các món ăn mềm như : cháo, súp … Tránh các món ăn cứng, lạnh dễ làm tổn thương răng hoặc có tính bào mòn cao như nước ngọt có ga.

Nhổ răng cấm có nguy hiểm không? 15 

Nên bổ sung thức ăn giàu vitamin, omega 3, chất xơ , đạm để vết thương nhanh bình phục.

Để ý việc vệ sinh chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng cấm: súc miệng nước muối ấm để sát khuẩn, đánh răng nhẹ nhàng hoặc có thể tạm thời bỏ qua việc này nếu răng bị chảy nhiều máu và sưng to.

Uống thuốc theo đơn và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ

Bạn nên uống thuốc đầy đủ theo đơn thuốc của bác sĩ để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng và giảm sưng,

Đồng thời nên tái khám theo lịch hẹn để được bác sĩ kiểm tra cẩn thận tình trạng răng miệng sau khi nhổ răng cấm.

Đặc biệt, sau khi nhổ răng cấm không nên để vị trí đó trống quá lâu không những ảnh hưởng đến việc nhai mà còn dễ dẫn đến các răng còn lại bị xô lệch gây mất thẩm mỹ. Cho nên, nhổ răng cấm xong, bạn nên sớm gặp lại bác sĩ và tìm cơ sở uy tín để trồng lại răng sớm.

Trên đây rubydental.vn đã tổng hợp một số kiến thông tin cũng như kiến thức liên quan đến việc nhổ răng cấm. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin cần thiết, nếu có vấn đề gì thắc mắc cần giải đáp, bạn có thể đẻ lại bình luận dưới bài viết.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *